GIẤY PHÉP CYSEC LÀ GÌ? TOP 05 SÀN FOREX SỞ HỮU GIẤY PHÉP UY TÍN NÀY

CySEC viết tắt của Cyprus Securities and Exchange Commission - Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp, là cơ quan tài chính, giám sát và kiểm soát thị trường tài chính tại Síp. Ngoài ra, CySEC chịu trách nhiệm giám sát các công ty cung cấp các dịch vụ hành chính, không thuộc quản lý của Hiệp hội luật sư Síp và ICPAC.To get more news about giấy phép cysec là gì, you can visit wikifx.com official website.
  CySEC khởi điểm là một tổ chức pháp nhân được thành lập vào năm 2001. Năm 2004, Síp chính thức gia nhập Liên Minh Châu Âu (EU) vì vậy mọi hoạt động và chính sách quy định của CySEC phải phù hợp với các quy tắc của Châu Âu. CySEC buộc phải chấp hành hai tiêu chuẩn minh bạch hóa thị trường mới của Liên Minh Châu Âu là MiFID (Markets in Financial Instruments Directive) và MiFIR (The Markets in Financial Instruments Regulation).
  Giấy phép CySEC quản lý, đảm bảo hoạt động đúng quy định của các sàn môi giới và các tổ chức tài chính tại Síp. Thực hiện hoạt động kiểm tra định kỳ và thực hiện các điều chỉnh hoặc các hoạt động thực thi thẩm quyền cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng của thị trường tài chính và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
  CySEC quản lý các sàn Forex ra sao?
  Hội đồng cấp cao của CySEC gồm năm thành viên gồm 2 thành viên cố định, một chủ tịch và phó chủ tịch điều hành, đồng thời có một thành viên hội đồng không giữ quyền bỏ phiếu (đại diện cho Ngân hàng Trung ương Síp). CySEC là một cơ quan quản lý uy tín vì phải tuân theo quy định của khuôn khổ pháp lý MiFID, có nghĩa vụ kiểm định và xử phạt các sàn môi giới không tuân thủ quy định. Đồng thời, CySEC cũng chủ động điều tra tất cả các trường hợp lừa đảo của sàn môi giới và có một số tài nguyên trực tuyến giúp các nhà đầu tư báo cáo các bất thường về tài chính.
Các sàn môi giới sở hữu giấy phép CySEC được yêu cầu duy trì báo cáo tài chính, phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được xem xét định kỳ. CySEC sẽ giám sát việc sàn môi giới gửi báo cáo kiểm toán hàng năm và được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập bên thứ ba được ủy quyền.
  · Các sàn môi giới là thành viên của CySEC phải giữ vốn của các nhà đầu tư trong các ngân hàng hàng đầu, cấp 1 trong khu vực châu Âu và trong các tài khoản tách biệt.
  · Các sàn môi giới dự kiến sẽ tuân thủ tất cả các quy tắc mới mà CySEC và MiFID có thể áp dụng theo thời gian.
  · Các sàn môi giới do CySEC quản lý, có trách nhiệm bảo vệ các nhà đầu tư của mình khỏi bị vỡ nợ hoặc phá sản bằng cách tuân thủ ICF (Quỹ bồi thường đầu tư). ICF cung cấp khoản bồi thường lên tới 20.000 Euro trong trường hợp một nhà môi giới bị vỡ nợ, điều này giúp nhà đầu tư bảo vệ vốn giao dịch của họ.
  · CySEC sẽ luôn giám sát chặt chẽ các hoạt động của sàn môi giới và sẽ điều chỉnh nếu sàn có bất cứ hành động không minh bạch.
  · CySEC hầu như không có nhiều giới hạn về các sản phẩm và dịch vụ mà các sàn môi giới cung cấp (khác với FCA và ASIC). Các sản phẩm và dịch vụ này có thể là đòn bẩy, bonus cho Forex (Ngoại hối), hay giao dịch tiền điện tử, giao dịch quyền chọn nhị phân.
  · CySEC cam kết về sự an toàn và bảo mật của nhà đầu tư, nhưng CySEC không liên quan trực tiếp đến các tranh chấp giữa nhà môi giới và khách hàng của họ. Tất cả các khiếu nại của người tiêu dùng phải được giải quyết theo trình tự bởi nhà môi giới, thanh tra tài chính và Tòa án.
Tương tự như giấy phép FCA, ASIC uy tín trên thế giới, quy trình xét duyệt giấy phép CySEC cũng đòi hỏi sàn môi giới đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt khi từ đăng ký giấy phép đến duy trì giấy phép:
  • Sàn môi giới (Broker) cần có năng lực cạnh tranh cao về mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính và thể hiện rõ điều đó trong đơn xin cấp phép
  • Sàn môi giới (Broker) phải cung cấp đầy đủ các văn bản như Memorandum and Articles of Association, Certificate of Good Standing, bảng kế hoạch kinh doanh 3 năm, cẩm nang trình tự thao tác nội bộ, kế hoạch xác minh danh tính của thành viên (Know-your-client) và phòng chống rửa tiền (Anti Money Laundering)
  • Sàn môi giới cần đảm bảo đủ nguồn lực tài chính với vốn hoạt động đối với sàn Forex STP là 125,000 Euro, và đối với sàn Market Making (nhà tạo lập thị trường) là 730,000 Euro
  • Sàn môi giới (Broker) phải có văn phòng tại Síp, phải có 3 nhân sự cấp cao (cấp giám đốc) là người địa phương. Đồng thời, tất cả các nhân sự cấp cao đều phải có kinh nghiệm tài chính chuyên sâu và vững chắc
  • Sàn môi giới (Broker) phải báo cáo tài chính thường xuyên cho cơ quan có thẩm quyền để được xem xét định kỳ, được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập bên thứ ba được ủy quyền.
  • Sàn môi giới (Broker) phải phân chia một số tiền quỹ nhất định vào Quỹ Đền Bù Khách hàng (Investor Compensation Fund). Giữ vốn của các nhà đầu tư tại ngân hàng hàng đầu, cấp 1 trong khu vực châu Âu và trong các tài khoản tách biệt.
• Sàn môi giới (Broker) do CySEC quản lý, có trách nhiệm bảo vệ các nhà đầu tư của mình khỏi bị vỡ nợ hoặc phá sản bằng cách tuân thủ ICF (Quỹ bồi thường đầu tư). ICF cung cấp khoản bồi thường lên tới 20.000 Euro trong trường hợp một nhà môi giới bị vỡ nợ, điều này giúp nhà đầu tư bảo vệ vốn giao dịch của họ.